Gartner: “Số tiền tiêu dùng vào ngành IT toàn cầu sẽ đạt con số 3,7 ngàn tỉ USD trong năm 2013″
Lượng tiền tiêu dùng cho ngành IT trên toàn cầu – từ thiết bị cho đến các trung tâm dữ liệu và cả dịch vụ – sẽ đạt đến con số 3,7 ngàn tỉ USD trong năm 2013. Đây là một con số khổng lồ, tuy nhiên nó chỉ tăng nhẹ 2% so với năm 2012, khi nhiều mặt hàng đắt tiền gồm có PC hay các ứng dụng tiếp tục bị đẩy lùi bởi các sản phẩm rẻ hơn, mới mẻ hơn như tablet giá rẻ và các dịch vụ đám mây. Công ty Gartner vừa công bố những con số này trong bản báo cáo mới nhất của họ, đồng thời họ cũng đưa ra dự đoán cho năm 2014 là số tiền tiêu dùng vào ngành IT trên toàn cầu sẽ đạt 3,9 ngàn tỉ USD, tăng 4,1%.
Tuy nhiên, còn một lưu ý quan trọng khác đó là số tiền 3,7 ngàn tỉ USD trên chưa bao gồm một lượng tiền rất lớn khi chúng ta mua sắm trực tuyến, như là thương mại điện tử hay là mua trong ứng dụng; và nó cũng chưa tính các chi phí quảng cáo trực tuyến. Những con số thống kê này sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan về ngành IT trên toàn cầu và biết được ở nơi đâu nó đang phát triển rộng rãi và mạnh mẽ.
Con số 3,7 ngàn tỉ USD trong năm 2013 là một sự điều chỉnh theo hướng giảm xuống của Gartner khi ở quý vừa rồi họ đưa ra dự đoán cho năm nay tới 4,1%; mặc dù hiện tại thì đã đạt được hơn một nửa con số đó. Một trong những lý do khiến Gartner phải giảm mức dự đoán đó là vì tình trạng bất ổn của đồng tiền.
Một lý do khiến các nhà phân tích đưa ra dự báo thấp chính là sự sụt giảm về số lượng bán ra của các thiết bị IT, khi Gartner đã xem xét lại và dự đoán chỉ tăng 2,8% trong năm nay, tương đương 695 tỉ USD, trong khi đó con số mà họ đưa ra lần trước là tới 7,9%. Điều này có liên quan trực tiếp đến những thiết bị mà người dùng mua để phục vụ cho nhu cầu máy tính của họ: các thiết bị to lớn và đắt tiền đã không còn là lựa chọn; thay vào đó là những chiếc máy nhỏ gọn hơn, rẻ hơn như tablet, smartphone – hay thậm chí là các thiết bị nhỏ hơn nữa.
Hồi tuần trước, Gartner cũng đưa ra các con số thống kê, theo đó PC vẫn là hạng mục lớn thứ hai trong số các thiết bị IT, mặc dù lượng máy được giao vẫn đang giảm mạnh, trong khi đó điện thoại di động và máy tính bảng tiếp tục tăng. Tính tổng cộng, sẽ có 2,4 tỉ thiết bị được giao trong năm 2013, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng trong bản báo cáo mới nhất, các nhà phân tích dự đoán rằng doanh thu của tablet sẽ tăng cực mạnh, tới 38,9% và điện thoại di động là 9,3%; nhưng đối với PC, “mặc dù sẽ có nhiều máy mới ra mắt thị trường ở nửa năm sau 2013, nhưng chúng sẽ không thể bù lại tình hình ảm đạm của thị trường PC truyền thống.”
Hạng mục lớn nhất trong ngành IT hiện tại chính là dịch vụ viễn thông, bao gồm những thứ như băng thông rộng, dịch vụ điện thoại… Hạng mục này sẽ đạt mức 1,7 ngàn tỉ USD trong năm 2013 – chỉ tăng 0,9%, nhưng vẫn tốt hơn nhiều khi so với mức giảm 0,7% hồi năm ngoái. Gartner không đưa ra các dự đoán cho hạng mục này mà chỉ cho rằng hạng mục băng thông rộng đang phát triển tốt hơn so với dự đoán và đó là nhờ sự thay đổi trong các dịch vụ thoại. Người dùng đang dần chuyển sang sử dụng các dịch vụ VoIP rẻ tiền hoặc dịch vụ di động, từ bỏ những kết nối có dây truyền thống, và nó xảy ra ở các doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Rõ ràng, một trong những xu thế lớn hiện tại đó là người dùng muốn có các dịch vụ không dây không chỉ cho máy tính, mà cho tất cả nhu cầu liên lạc.
Hạng mục phần mềm vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ: sẽ có 304 tỉ USD được tiêu dùng vào hạng mục này, tăng 6,4%. Các dịch vụ IT và trung tâm dữ liệu sẽ phát triển ở mức khoảng 2%.
Dự đoán số tiền tiêu dùng cho ngành IT trên toàn cầu (Đơn vị tính: tỉ USD)
Theo TechCrunch
Gửi bình luận
Bản tin
- Canon kỷ niệm 25 năm mẫu máy ảnh SLR đầu tiên…
- Canon tiếp tục đồng hành trong quảng bá Di sản Văn hóa Việt Nam…
- MICROSOFT VÀ CANON KÍ THỎA THUẬN BẢN QUYỀN CHÉO…
- Canon “trình làng” các sản phẩm công nghệ mới nhất theo phong cách “Canon café”…
- Chụp hình đẹp cùng Canon PowerShot…
- Đánh giá nhanh máy ảnh Canon G1X- Mark II…
- DSLR nhỏ gọn Canon 1200D về VN với giá 11,9 triệu đồng…
- Canon đạt mốc 250 triệu máy ảnh số…