Những điều cần biết về các loại giấy in và lưu ý khi in ấn
Cho dù bạn là một designer hay không, bạn vẫn nên tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản về in ấn, chúng sẽ rất hữu ích cho cuộc sống của bạn. Trong bài viết này, xin đề cập đến một số loại giấy in thường dùng cho các ấn phẩm và một số những lưu ý cần biết để in ấn hiệu quả.
Thiết kế đồ họa mà đặc biệt là thiết kế ứng dụng có liên quan mật thiết đến công việc in ấn. Thiết kế dù đẹp và sáng tạo nhưng không lựa chọn đúng loại chất liệu in hay không cẩn trọng trong quá trình in ấn cũng sẽ không mang lại những kết quả như mong đợi. Designs.vn hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về in ấn, chúng không chỉ quan trọng với các nhà thiết kế nói riêng mà còn rất có ích trong cuộc sống đời thường của tất cả mọi người nói chung.
1. Các loại giấy thông thường trong in ấn
Trước hết ta cần hiểu khái niệm định lượng giấy. Định lượng giấy (g/m2) có nghĩa là cân nặng của một tờ giấy với một diện tích là 1m2. Biết được định lượng giấy, bạn có thể so sánh độ dày của các loại giấy. Ví dụ giấy D500 (1m2 giấy này nặng 500g) thì dày hơn giấy D300.
Cùng tìm hiểu các loại giấy in phổ biến nhất các bạn nhé:
- Giấy Fort : Loại giấy thông dụng, phổ biến nhất là giấy A4 trong các photo. Định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy Fort có bề mặt nhám, bám mực tốt, được dùng làm bao thư, hóa đơn, sổ, vở học sinh…
- Giấy Bristol : Loại giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, thường dùng để in hộp xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp … Định lượng: 230 – 350g/m2.
- Giấy Ivory: Loại giấy cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm ( Nếu giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thì phải được kiểm định).
- Giấy Couché : Loại giấy thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure … Định lượng: 90-300g/m2. Bên cạnh đó còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
- Giấy Duplex : Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.
Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc, các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa được sử dụng trong in ấn…
2. Một số lưu ý để in ấn hiệu quả
- Trước khi in ấn, hãy kiểm tra cẩn thận lại thiết kế của bạn xem còn lỗi nào cần sửa không, về sự bố trí, màu sắc, chi tiết, hình ảnh… Thậm chí chỉ một lỗi nhỏ như lỗi sai ngữ pháp, dấu câu trong nội dung cần in ấn cũng có thể khiến bạn phải in lại. Rõ ràng việc này thật tốn tiền và mất thời gian.
- In poster thường sử dụng kích thước thông dụng là 40×60 cm, 50×75 cm, 60×80 cm. Hiện nay các công ty quảng cáo có nhiều mức giá đa dạng cho việc in poster tùy theo yêu cầu của khách hàng. Loại giấy in chất lượng để in poster là giấy Couché để đảm bảo poster có màu sắc đẹp và độ dày hợp lý, phù hợp cho việc dán poster tại nơi công cộng. Sau khi in, poster thường được cán một lớp màng nilon bóng lên trên bề mặt in để tăng tone màu và bảo vệ bề mặt poster.
- Trước khi in vỏ hộp, bao bì sản phẩm, bạn hãy lựa chọn chất liệu in phù hợp và tiết kiệm nhất. Chọn loại bìa các tông của các nhà sản xuất uy tín, vừa dai vừa bền, chọn các loại bìa, giấy được kiểm định chất lượng và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Bao bì rất chú trọng yếu tố thẩm mỹ vì vậy sự trơn láng, bắt sáng, màu sắc của chất liệu in cũng như kỹ thuật in ấn cũng cần được cân nhắc kỹ. Hãy tham ý kiến của các chuyên gia hay các nhà in để có được sự lựa chọn tốt nhất.
- Tờ rơi hiện nay được in trên máy in offset hiện đại hoặc được in bằng máy in kỹ thuật số (máy in laze màu chất lượng cao). Tờ rơi được in tráng phủ varnish hoặc cán màng để bảo vệ bề mặt in khỏi bị lem màu, trầy xước, thấm nước… Tại Việt Nam, giấy Couché và giấy Offset là 2 loại giấy được dùng để in tờ rơi nhiều nhất.
- Các nhà thiết kế nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, QuarkXpress, Illustrator , CorelDraw, Photoshop. Đồng thời nên sử dụng các phần mềm đúng với yêu cầu, ví dụ như sử dụng PageMaker hoặc QuarkX-press để dàn trang; Illustrator, Freehand,CorelDraw phù hợp để vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn; Photoshop để xử lý ảnh tốt nhất.
Gửi bình luận
Bản tin
- Canon kỷ niệm 25 năm mẫu máy ảnh SLR đầu tiên…
- Canon tiếp tục đồng hành trong quảng bá Di sản Văn hóa Việt Nam…
- MICROSOFT VÀ CANON KÍ THỎA THUẬN BẢN QUYỀN CHÉO…
- Canon “trình làng” các sản phẩm công nghệ mới nhất theo phong cách “Canon café”…
- Chụp hình đẹp cùng Canon PowerShot…
- Đánh giá nhanh máy ảnh Canon G1X- Mark II…
- DSLR nhỏ gọn Canon 1200D về VN với giá 11,9 triệu đồng…
- Canon đạt mốc 250 triệu máy ảnh số…