Tianhe-2 của Trung Quốc là siêu máy tính mạnh nhất hiện nay, sử dụng chip Intel Xeon/Xeon Phi
Theo danh sách TOP500 phiên bản thứ 41 vừa mới được ra mắt trong tháng này, cỗ máy Tianhe-2 (còn gọi là Milky Way-2) của Trung Quốc hiện là supercomputer mạnh nhất thế giới. Tianhe-2 đã chiếm lấy vị trí dẫn đầu của siêu máy tính Titan do Mỹ phát triển theo danh sách công bố hồi tháng 11 năm ngoái. Máy được trang bị 32.000 vi xử lí Intel Xeon E5-2600 v2 dựa trên kiến trúc Ivy Bridge) đi kèm với 48.000 coprocessor Xeon Phi. Cấu hình này giúp Tianhe-2 có khả năng tính toán với tốc độ 33,85 petaflops, cao gấp đôi so với Titan. Đây cũng là lần đầu tiên một hệ thống siêu máy tính chạy hoàn toàn bằng chip Intel được xếp hạng nhất trong TOP500 kể từ năm 1997. Lưu ý rằng cỗ máy Tianhe-1A từng giữ chức siêu máy tính mạnh nhất thế giới năm 2010 vẫn còn đó và được lắp đặt ở một cơ sở khác.
Intel cho biết thêm rằng Tianhe-2 không những là siêu máy tính mạnh nhất trong TOP500 mà nó còn là “một trong những hệ thống có hiệu suất sử dụng năng lượng tốt nhất” với tổng công suất 17,8 megawatt. Hãng nói rằng máy sử dụng “kiến trúc tân hỗn tạp”, trong đó nhiều phần cứng với các khả năng tính toán khác nhau được truy cập bởi một mô hình lập trình chung. Điều này giúp đơn giản hóa công đoạn phát triển và tối ưu hóa hệ thống, một lợi thế không có được với các siêu máy tính sử dụng CPU kết hợp với GPU (như Titan chẳng hạn).
Về phần vi xử lí E5-2600 v2, nó được sản xuất trên dây chuyền công nghệ 22nm và cũng xuất hiện trong hai siêu máy tính khác đứng ở hạng 54 và hạng 329. Chủ đầu tư các cỗ máy này là những đơn vị nằm trong chương trình “giao hàng sớm” của Intel. E5-2600 v2 có thể chứa đến 12 nhân và xung nhịp cao nhất là 2,7Ghz. Cứ mỗi con chip mang lại hiệu năng 259 GFlops, tăng 56% so với thế hệ trước. Intel tiết lộ rằng CPU này sẽ bán ra thị trường trong quý sau. Cũng trong danh sách TOP500, 403 siêu máy tính (tương đương 80%) hiện đang sử dụng bộ xử lí của Intel, trong đó 11 hệ thống có xài coprocessor Intel Xeon Phi.
Nhân dịp này, Intel đã bổ sung thêm một số coprocessor Xeon Phi mới, bao gồm series 7100 với 61 nhân chạy ở xung 1,23GHz và bộ nhớ 16GB được tối ưu hóa cho hiệu năng, trong khi series 3100 với 57 nhân 1,1GHz thì nhắm đến các giải pháp tiết kiệm chi phí. Series 5100 ra mắt năm ngoái thì có thêm thành viên 5120D được tối ưu hóa để gắn vào các bo mạch nhỏ.
Coprocessor là một vi xử lí máy tính được dùng để hỗ trợ cho bộ xử lí trung tâm (CPU). Những tác vụ mà Coprocessor thực hiện có thể là tính toán dấu chấm động, xử lí đồ họa, tín hiệu, xử lí chuỗi, mã hóa… Coprocessor đóng vai trò giảm tải cho CPU nên sẽ giúp tăng tốc hệ thống. Coprocessor cho phép khách hàng tùy chỉnh máy tính của mình, do đó chi phí sẽ luôn đi kèm với nhu cầu chứ người dùng không phải trả thêm tiền cho phần hiệu suất mà mình không dùng đến.
Nguồn TOP500
Gửi bình luận
Bản tin
- Canon kỷ niệm 25 năm mẫu máy ảnh SLR đầu tiên…
- Canon tiếp tục đồng hành trong quảng bá Di sản Văn hóa Việt Nam…
- MICROSOFT VÀ CANON KÍ THỎA THUẬN BẢN QUYỀN CHÉO…
- Canon “trình làng” các sản phẩm công nghệ mới nhất theo phong cách “Canon café”…
- Chụp hình đẹp cùng Canon PowerShot…
- Đánh giá nhanh máy ảnh Canon G1X- Mark II…
- DSLR nhỏ gọn Canon 1200D về VN với giá 11,9 triệu đồng…
- Canon đạt mốc 250 triệu máy ảnh số…